5 bước để có được một căn bếp tối giản đầy phong cách
Thực tế sự tối giản không đồng nghĩa với sự thiếu thốn, phong cách tối giản chính là sự chắt lọc những gì tinh túy nhất. Việc tạo ra một căn bếp theo trường phái minimalism thực ra không hề khó, với 5 bước hướng dẫn từ CJK Concept dưới đây bạn có thể làm tiến hành thực hiện nó một cách dễ dàng.
BƯỚC 1: CHỈ GIỮ LẠI NHỮNG VẬT DỤNG TỐI CẦN THIẾT
Để có được một căn bếp tối giản, việc trước hết bạn cần làm là loại bỏ những vật dụng thừa mứa. Đừng ngại ngần bỏ đi những vật dụng đã lỗi thời về công nghệ hay những vật dụng không hề sử dụng đến. Thay vào đó, hãy đầu tư vào thứ gì bền bỉ, thiết thực mà bạn chắc chắn sẽ sử dụng mỗi ngày, như vậy bạn còn có thể tiết kiệm và bảo vệ môi trường một cách đúng nghĩa. Lối sống tối giản không hề o ép ta phải chắt chiu quá mức, mà thực ra khuyến khích ta tỉnh táo và chọn lọc giữ lại những gì sẽ ở lại bên mình. Thực tế, nếu áp dụng phong cách tối giản vào căn bếp của gia đình hay cá nhân bạn, hãy chắc rằng mỗi một món đồ hiện diện ở đó đều có mục đích và mang lại đúng giá trị của nó. CJK mách nhỏ cho bạn một mẹo để giúp chúng ta phân loại: Hãy nhìn tổng thể căn bếp của mình và suy nghĩ xem lần cuối cùng bạn sử dụng món đồ đó là khi nào? Nếu lần đó lâu đến mức bạn chẳng nhớ nỗi mốc thời gian sử dụng thì CJK khuyên rằng bạn không thật sự cần chúng nữa.
BƯỚC 2: CHỌN LỌC THIẾT KẾ
Các căn bếp tối giản thường có thiết kế liền khối, thẳng thớm và ít chi tiết. Cụ thể, phần tủ treo tường (cabinet) thường có mặt làm từ những phiến gỗ mỏng, liền nét, không trạm trổ hay có viền vân uốn lượn; phần tay nắm được giữ đơn giản hoặc không hề tồn tại. Số lượng giá đĩa và tủ treo tường được giữ ở mức tối thiểu để tránh gây cảm giác nhồi nhét, bức bí.
Sự tối giản còn được thể hiện trong màu sắc. Với phong cách này, các màu trung tính pastel luôn là sự lựa chọn hàng đầu bởi chúng gợi cảm giác thanh lịch, nhẹ nhàng rất phù hợp với sự dung dị, khiêm tốn của trường phái minimalism. Bạn cũng không nên phối nhiều hơn 3 màu trong căn bếp kiểu này và các màu thực sự nên cùng tông hoặc tương phản theo cặp như phong cách monochrome.
BƯỚC 3: THU VÉN VÀ CẤT GIỮ
Khi mua sắm thiết bị nhà bếp như máy rửa chén, lò nướng bạn nên chọn loại có thể lắp đặt âm tủ (tham khảo nội thất nhà anh Hoàng). Điều này sẽ tạo nên một tổng thể gọn gàng, trơn mướt cho căn bếp, không còn những quãng lồi lõm vô nghĩa gây gián đoạn cảm giác liền mạch của không gian nữa. Ngoài ra, để có thể tận dụng diện tích để lưu trữ và cất giữ đồ bạn nên lựa chọn tủ cabinet có cánh tủ to thay cho loại phân ô nhỏ quá nhiều, để tránh gây rối mắt hay cảm giác không gian bị chia vụn.
BƯỚC 4: DUY TRÌ SỰ GỌN GÀNG
Thói quen duy trì căn bếp gọn gàng chính là điều kiện quan trọng rất cần thiết cho không gian tối giản. Hãy tập cho bản thân thói quen dọn dẹp ngay sau khi bạn làm xong một việc gì đó trên bếp. Như thế, tình trạng bày bừa, vung vãi sẽ được tiết giảm. Căn bếp của bạn sẽ luôn luôn ngăn nắp, xinh đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bạn cũng nên tích cực phân loại đồ dùng của mình, quy định rõ ràng theo ngăn cho từng món, tránh để lẫn lộn lung tung nếu bạn không muốn chúng biến thành những đống hỗn độn “ngầm”, rất mất công sức dọn dẹp sau này.
BƯỚC 5: ĐỪNG NGẠI NGẦN SÁNG TẠO
Minimalism không hề bảo thủ và buồn chán. Bằng cách phối hợp, pha trộn nhiều loại bề mặt chất liệu, bạn có thể khiến căn bếp của mình trở nên gần gũi, thú vị mà vẫn giữ được vẻ thanh tao, nhã nhặn mong muốn. Các chất liệu thiên nhiên như gỗ mộc, tre lá hoặc đá hoa cương vân sáng rất được ưa chuộng, bởi chúng đem lại vẻ đẹp thân thiện, ấm cúng cho căn bếp. Đèn thuỷ tinh, một vài chai lọ đựng gia vị với độ trong suốt, long lanh là sự lựa chọn phù hợp cho căn bếp để giúp cân bằng cảm giác trơ lì, dày nguyên khối mà mặt tủ, bàn đá đem lại.
Với những tip nhỏ trên đây sẽ giúp bạn bắt tay đứng dậy tìm cho mình một lý do để thiết kế lại bếp nhà mình theo phong cách tối giản thanh lịch, nhẹ nhàng. Nếu đã có lý do thì còn ngần ngại gì nữa, hãy để CJK Concept giúp bạn thực hiện hóa mong ước cùng sự trẻ trung, năng lượng và kinh nghiệm tràn trề nhé!