Kiến trúc biệt thự theo phong cách cổ điển

Kiến trúc cổ điển đẳng cấp trường tồn theo thời gian, biểu tượng của vẻ đẹp quyền quý.

 

Chủ nhân của ngôi biệt thự là người yêu thích sự hoài cổ, trang trọng. Những người yêu thích phong cách này thường có xu hướng đi theo chủ nghĩa hoàn hảo. Chính những nguyên tắc khắt khe trong thiết kế, thi công cho tới vật liệu hoàn thiện công trình đã tạo nên tỉ lệ vàng trong mỗi công trình để tạo nên vẻ đẹp hoàn mỹ nhất. Phong cách thiết kiến trúc cổ điển thường được lấy nguồn cảm hứng từ văn hóa và nghệ thuật cổ điển ở phương Tây, là biểu tượng của sự sang trọng, quyền lực và giàu có. Vì vậy phong cách kiến trúc cổ điển luôn lấy lòng những người có điều kiện kinh tế và địa vị xã hội. 

1. Đặc trưng tiêu biểu trong thiết kế kiến trúc cổ điển

Kiến trúc cổ điển- vẻ đẹp sa hoa, lộng lẫy 

Điểm nhấn hết sức đặc biệt của thiết kế nhà phố cổ điển hướng đến vẻ đẹp tinh tế và sang trọng. Đặc trưng nổi bật trong thiết kế của kiến trúc cổ điển là bố cục phải theo nguyên tắc đối xứng và cân bằng. Trong mỗi căn nhà, các chi tiết nhỏ được thể hiện rõ ràng một cách tỉ mỉ nhất, do đó phong cách cổ điển này chính là trường phái kiến trúc làm sống lại những tạo hình kiến trúc đặc trưng. Nếu như bạn muốn khẳng định được đẳng cấp địa vị của bản thân, muốn được sống trong không gian ấm cúng, sang trọng, vô cùng hoa lệ thì phong cách kiến trúc này sẽ là lựa chọn tuyệt vời nhất. Điều ấn tượng nhất biệt thự theo phong cách cổ điển ở Việt Nam được hiểu là những công trình được thiết kế với những chi tiết phức tập, hoa văn tỉ mỉ dựa trên những nguyên lý sắp đặt, cân bằng và phối hợp các yếu tố theo nguyên tắc quy định chặt chẽ.

Kiến trúc cổ điển- sang trọng vô cùng tinh xảo được nhiều người ưa chuộng 

- Đặc trưng của phong cách thiết kế cổ điển là tính chất đối xứng trong kiến trúc. Dễ dàng nhận ra một công trình mang hơi thở cổ điển nếu các chi tiết được sắp xếp có chủ ý tạo sự cân bằng.

- Phong cách cổ điển sở hữu tỷ lệ không gian vô cùng hài hòa bởi sự kết hợp ăn ý giữa các vật dụng có hình dạng, kích cỡ khác nhau.

- Kiến trúc cổ điển sử dụng hệ cột trong đó phổ biến sử dụng thức Doric, thức Ionic và thức Corinth. Những thức cột này hướng tới vẻ đẹp hoàn mỹ như trong thần thoại của nhân loại. Việc sử dụng những thức cột này khiến cho những công trình kiến trúc cổ điển trở nên duyên dáng, xinh đẹp, hấp dẫn và sang trọng hơn.

Kiến trúc cổ điển- cảm giác hoài cổ và sâu lắng

- Phong cách cổ điển có gam màu chủ đạo là vàng và trắng. Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai màu sắc này giúp căn phòng trở nên thoáng đãng và rộng rãi hơn. Sắc vàng đem đến cảm giác ấm cúng, lãng mạn lúc nào cũng tràn trề năng lượng, còn sắc trắng tạo cảm giác tinh tế, thuần khiết. Tuy nhiên, hai gam màu này chủ yếu được dùng cho phần tường và trần nhà. Do đó, các món đồ nội thất trong căn phòng cũng được sắp xếp, cân nhắc để tạo một không gian tổng thể hòa hợp với nhau. 

- Gỗ, thạch cao, đá tự nhiên... là những vật liệu đặc trưng của phong cách cổ điển này.  Trong đó. thạch cao là vật liệu có thể chế tác dễ dàng, tạo nhiều đường nét phức tạp một cách tinh tế. Chính vì vậy, thạch cao luôn bổ trợ cho các vật liệu khác nhằm tôn lên vẻ đẹp của ngôi nhà thêm nhiều lần. 

 

- Nét đặc trưng trong trang trí theo lối cổ điển là thanh lịch, kiêu sa. Vì vậy mà đèn chùm pha lê là lựa chọn không thể thiếu. Hoa văn trang trí là những họa tiết cổ dựa trên các cung tròn, uốn lượn, đan xen nhau mềm mại, được khảm lên đồ vật, thêm phần trau chuốt, tỉ mỉ.

- Phong cách cổ điển đậm hơi thở quyền quý, tráng lệ nên ánh sáng trong ngôi nhà cũng cần thể hiện được tinh thần này. Từng gam màu trang trí khác nhau sẽ có sự điều chỉnh ánh sáng khác nhau. Với những căn phòng mang gam màu ấm áp như vàng, cam… thì ánh vàng nhẹ là sự lựa chọn thích hợp. Với căn phòng ngập tràn sắc trắng thì ánh sáng trắng là tối ưu. Ánh sáng trong nhà nên tương đồng với màu sắc chủ đạo để tạo hiệu ứng thị giác tốt nhất.