Bảo tàng Đỗ Hùng - 13 vị vua cuối cùng của Triều Nguyễn
Sảnh
- Bức phù điêu cỡ lớn với hình ảnh lưỡng long chầu nhật với 2 màu chính sắc là đỏ và vàng tạo nên cảm xúc mạnh mẽ của thị giác khi bước vào cổng để bắt đầu hành trình của 13 vị vua triều Nguyễn.
- Tại sảnh nổi bật với 2 cột đèn có ý nghĩa tạo lối đi vào bên trong bảo tàng. Thiết kế bằng chất liệu xuyên sáng vừa phải, cột đèn cân đối với họa tiết triện tàu dắt lá gợi nhớ về một Đại Nội Huế cổ kính, duyên dáng và tráng lệ.
Nơi trưng bày những tinh hoa thời Vua Gia Long
- Thiết kế bề mặt vách ngăn, vách ốp tường theo bố cục đăng đối, hài hòa về kích thước và màu sắc.
- Môtip trang trí:
+ Linh vật: long, phụng
+ Sử dụng hình tượng rồng với môtip lưỡng long chầu nhật gắn liền với mây là những biểu tượng gắn với tầng trên, hoạt động của trời.
+ Mây xoắn mang đến biểu tượng đề cao Nho giáo.
+ Phụng mang biểu tượng của hoàng hậu, phụ nữ.
Những tinh hoa của thời vủa Thiệu Trị và Minh Mạng được trưng bày tại khu vực này.
Hải Thượng Lãn Ông với những bộ sách quý về nghề thuốc và bào chế dược trong Hoàng Cung là nét nổi bật được trưng bày tại thời kỳ Vua Tự Đức.
- Tạo hình cổng vòm đã khiến cho khu vực Vua Đồng Khánh trở nên sinh động và mang nét đặc trưng riêng biệt.
- Ấn tượng với hệ tủ mái vòm màu đỏ chiếm chủ đạo diện tích không gian đã tạo nên một cảm giác trang trọng, bí ẩn và thu hút ánh nhìn của người xem đối với chiếc áo của Hoàng thái hậu được treo ở trung tâm tủ.
- Hệ tủ màu trắng mái vòm đặt duy nhất một cổ vật là cúp của vua Duy Tân mang ý chỉ sự trang trọng và vô cùng quý giá.
- Hai bên cửa tủ là họa tiết dây lá với sự biến dạng rất cổ điển và lá hóa tạo thành họa tiết dây lá hóa rồng với bố cục đăng đối tạo thành thế kiêu hãnh nhằm tôn vinh cổ vật được đặt bên trong tủ.
Thành Thái - một trong những vị vua có ít cổ vật trưng bày tại bảo tàng Đỗ Hùng.
Những tinh hoa đồ sộ thời kỳ Vua Khải Định được trưng bày tại khu vực lớn.
Khu vực với bộ cổ vật đầy đủ của một vị quan Nhất Phẩm - thay vua nhiếp chính, giải quyết việc triều đình.
Bảo Đại
- Là vị Vua thứ 13 của triều Nguyễn và cũng là vị vua cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam nên khi bước vào không gian của vua Bảo Đại sẽ xuất hiện những yếu tố hiện đại hơn so với các khu vực khác.
- Khu vực nổi bật với kiểu thiết kế tủ treo cỡ lớn hình thất giác được “treo” trên những sợi dây xích đỏ tạo nên cảm giác độc đáo, có chút cổ kính pha lẫn với nét hiện đại.
Phòng thay đồ
- Là khu vực dành cho khách tham quan đến lựa chọn và thay đồ nên cần một tổng thể hài hòa về màu sắc để không bị lạc lõng trong một không gian mang tính trang nghiêm như bảo tàng. Màu sắc đỏ thẫm làm chủ đạo cùng với cách bố cục đăng đối biến căn phòng thêm phần trang trọng.
- Sử dụng họa tiết hạc thêu trên sa có nguồn gốc từ áo ngũ thân sa kép công chúa, rất phù hợp với chủ đề căn phòng. Họa tiết chim hạc nhẹ nhàng, uyển chuyển giúp làm nhẹ căn phòng và tăng tính nghệ thuật cho không gian.
- Check in
- Gồm có 3 khu vực được tái hiện lại ở 3 bối cảnh là: khu vực trưng bày xe kéo, khu vực ngai vua và khu vực kiệu hậu.
- Tại đây chúng ta có thể check in, chụp ảnh như quay ngược thời gian để được sống lại trong cung điện triều Nguyễn.
Khu vực xe kéo được bao bọc bởi 3 vách theo điều kiện của chức năng phân khu. Do đó, ở vách chính diện được thiết kế dưới dạng cửa giả có mái ngói, tạo cảm giác như không gian sẽ được mở rộng thêm ở đằng sau cánh cửa và chiếc xe kéo là phương tiện đang chờ ở bên ngoài.
Hai bức vách còn lại được thiết kế dưới dạng tranh dựa trên bối cảnh song long chầu nhật. Dựa theo chủ đề của bức tranh kết hợp với hệ thống màu vàng gồm có: màu vàng hoàng yến, màu vàng lửa (hỏa hoàng) và màu vàng da đồng (cổ đồng) khiến cho khu vực xe kéo trở nên lộng lẫy và nhuốm màu cổ xưa.
Khu vực ngai vua
- Tái hiện lại khung cảnh ngai vua triều Nguyễn một cách chân thật và sống động nhất bằng vô số các chi tiết chạm trổ, điêu khắc, khảm gương lên gỗ và những đường cọ dát vàng tinh xảo.
- Khu vực được thiết kế bằng hệ thống màu chính sắc nổi bật bao gồm màu đỏ và vàng là màu dành cho vua chúa.
- Thiết kế sử dụng môtip song long chầu nhật làm yếu tố trang trí và phát triển thành không gian ngai vua quyền lực. Dựa theo ý nghĩa sau để làm tiền đề xuất phát cho quá trình thiết kế, "Lưỡng Long chầu nhật" thì sẽ có trình tự: rồng thuộc dương, mặt trời thuộc dương và rồng thuộc dương, 3 vạch liền sẽ cho quẻ Càn trong kinh dịch. Luận nội hàm cho thấy: "Càn tượng trưng cho trời, nguyên thủy, hanh thông, hài hòa có lợi, trinh chính kiên cố".
- Ở phần bục sàn dùng để đặt ngai vua là nơi ít được chú ý cũng không tránh khỏi việc cần được trau chuốt tỉ mỉ, điều này nhằm tôn vinh vị trí ngồi và góp phần làm ngai vua trở nên lộng lẫy hơn. Họa tiết được dùng để đính lên bục mang ý nghĩa dây lá hóa rồng đặt cạnh bông sen. Ở đây bông sen thể hiện sự hòa nhập của hai dòng chảy mỹ thuật dân gian truyền thống và mỹ thuật cung đình vốn đã được ngự xưởng triều Nguyễn khai thác theo mạch nghệ thuật truyền thống.
- Ở phần tường phụ được thiết kế dưới dạng cửa vòm có màu sắc đồng cổ, nhằm dẫn dắt cảm xúc khách tham quan rằng khu vực vẫn chưa kết thúc và đằng sau cánh cửa là một không gian cổ xưa khác đang chờ đợi.
Khu vực kiệu hậu
- Khu vực dành để đặt kiệu hậu là không gian mang tính đại diện cho phụ nữ, do đó các chi tiết trang trí theo sau cũng có yếu tố uyển chuyển nhẹ nhàng.
- Xử lý phần cột bằng họa tiết dây lá hóa rồng ở thế lạ mắt như một mảng dây leo vươn lên đầy kiêu hãnh.
- Tranh trang trí cũng được chọn lọc về đề tài có nguồn gốc từ Phượng bào hoàng hậu.
- Ở khu vực kiệu hậu nổi bật với hoa văn ốp nổi hình phụng mang biểu tượng của hoàng hậu, phụ nữ với bố cục cuộn tròn đăng đối tạo nên thế uyển chuyển và bí ẩn.
- Cũng giống như khu vực ngai vua, tại khu vực kiệu hậu cũng sử dụng hệ màu chính sắc vàng và đỏ, do đó xét về mặt không gian chung của bảo tàng sẽ có tính kết nối, hệ thống nhất định, không bị chi phối “cảm xúc thị giác”.
Quầy lưu niệm – thức uống
Khu vực là một bài tính làm thế nào để 2 chức năng mua bán đồ uống và đồ lưu niệm trở nên hài hòa và thống nhất với nhau. Điều này được giải quyết trong cách bố trí, tạo dáng cho tủ và quầy theo một trật tự hợp lý và điều quan trọng cuối cùng là hệ thống hoa văn đi kèm với màu sắc.
Đây cũng là khu vực kết thúc chuyến tham quan Bảo tàng Hoàng cung triều Nguyễn do CJK Concept lên ý tưởng, thiết kế và thi công.