Bảo tàng Đỗ Hùng - Nghệ thuật và đời sống hoàng cung Triều Nguyễn

Cảm hứng thiết kế: Kinh thành Huế - Nơi ở của 13 vị vua Triều Nguyễn. Các lối kiến trúc được cách điệu tinh tế từ hoàng cung thời kỳ này.

 

I. Chất liệu thiết kế:

  • Màu sắc dùng trong thiết kế là chính sắc:

+ Màu vàng: màu hoàng thổ (chính hoàng) trong thiết kế không sử dụng (dụng ý là chỉ dùng cho màu áo của Vua). Thứ đến là màu vàng hoàng yến (như màu lông chim hoàng yến) nhạt hơn màu vàng thổ dùng cho hoa văn trang trí. Tiếp đến là màu vàng lửa (hỏa hoàng), nghiêng về màu da cam hay màu của vỏ quả quýt dùng cho vách trang trí. Sắc vàng màu da đồng (cổ đồng) được dùng cho tranh vẽ trang trí.

+ Màu đỏ: Màu đỏ thẫm dùng trong kiến trúc gắn với cuộc sống trần gian, màu đỏ non gắn với cuộc sống thần linh.

+ Màu trắng: giúp cảm nhận rộng rãi trong không gian, tạo sự tập trung khi xem cổ vật.

1. CỔNG

Cổng

  • Điểm nhấn là hệ mái ngói lưu ly, “lưu ly” là tên một loại ngọc quý hiếm, vì vậy nhà Nguyễn đã dùng nó để đặt tên cho dòng ngói chính lợp cung điện, gồm hai loại: hoàng lưu ly và thanh lưu ly.
  • Hệ mái kết hợp với cột tròn tạo ra hệ cổng dẫn dắt vào không gian bên trong một cách tự nhiên.

2. SẢNH3. SẢNH5. SẢNH

  • Nối tiếp với cổng là tone màu đỏ nổi bật và ấn tượng, đúng với tính chất chào đón khách của khu vực sảnh.
  • Hệ vách lấy ý tưởng từ Ngọ Môn – cổng chính dẫn vào Hoàng thành Huế, trùng hợp với đặc điểm của sảnh là nơi bước vào đầu tiên của bảo tàng. Ngọ Môn nổi bật với màu vàng và đỏ kết hợp cùng với bố cục đăng đối và họa tiết vòng tròn giữa vách, điều này được ứng dụng có chọn lọc lên trên hệ vách của khu vực sảnh bảo tàng.
  • Khu vực sảnh phụ là nơi đáp ứng cho số lượng khách tham quan ngồi chờ hoặc nghỉ ngơi tạm thời.

4. SẢNH6. SẢNH

II. Phân khu chức năng:

Hệ thống lối lưu thông sẽ dẫn dắt người xem đi từ triều đại này sang triều đại khác một cách đầy đủ. Cũng cùng vai trò đó, chúng ta sẽ theo lối lưu thông để đi từ khu vực này sang khu vực khác một cách thuận tiện và quan trọng là dễ dàng xem, đọc và hệ thống khối lượng thông tin mà bảo tàng cung cấp.

7. GIỚI THIỆUGiới thiệu

  • Là khu vực đầu tiên trình bày số lượng lớn thông tin thông qua bảng thuyết minh và tranh ảnh, do đó khu vực sẽ được thiết kế theo 3 hướng quan sát nối tiếp tạo thành hình chữ U thuận tiện cho việc xoay chuyển cơ thể để quá trình đọc và xem không bị ngắt mạch.
  • Họa tiết phù điêu trên mỗi bảng thuyết minh là họa tiết triều Nguyễn mang ý nghĩa dây lá hóa long hàm thọ.

8. NGỌC NGÀ BẠC9. NGỌC NGÀ BẠCBạc – Ngọc – Ngà

  • Khu vực được thiết kế dưới hình thức đặc biệt và khoa học về chức năng và mục đích trưng bày. Bằng một hệ tủ hình chữ U chúng ta có thể tham quan được cả 3 khu vực trưng bày theo trình tự đồ Bạc – Ngọc – Ngà.
  • Hệ tủ dưới hình thức trang trọng, thuận tiện ngắm nhìn, tạo nên khu vực tham quan riêng biệt nhưng vẫn đảm bảo cho việc tận dụng hiệu quả diện tích.

10. SỨ11. SỨSứ

  • Khi cần không gian nhỏ để trưng bày thì hệ tủ chữ L là giải pháp hiệu quả.
  • Người tham quan sẽ đứng ở trung tâm và có thể xem được hết số cổ vật sứ và bảng thuyết minh thông qua hình dáng chữ L và cao độ trưng bày của hệ tủ.

12. XÀ CỪ16. BÀN TRÒN13. XÀ CỪXà cừ

  • Là khu vực trưng bày một số cổ vật cách trực tiếp mà không có tủ hay kính bảo vệ, điều này cho phép bạn đi lại để xem cổ vật “cận cảnh” nhất. Do đó, không gian lưu thông của khu vực đáp ứng đủ cho bạn được xem kỹ từng chi tiết xà cừ khảm trên cổ vật.
  • Tại đây bạn cũng có thể thấy hệ tủ trưng bày với kiểu dáng độc đáo (4 tủ xếp cạnh nhau) tạo nên ấn tượng ban đầu thu hút người xem đến ngắm nhìn độ tinh xảo và trang trọng của số cổ vật nhỏ được đặt bên trong.

15. BÀN TRÒN17. THÚ VUI18. THÚ VUIThú vui

Hệ tủ kính được thiết kế một cách tối ưu để có thể trưng bày hết tất cả các loại hình giải trí hoàng cung bao gồm cả các bộ trang phục. Bằng cách bố trí này chúng ta có được một không gian lớn để có thể thoải mái đi lại hoặc đứng quan sát cả khu vực đối diện là khu Thêu.

19. ĐẠI TRIỀU THƯỜNG TRIỀU BỔ TỬThêu

Với cách bố trí hình chữ T (tủ kính dài là thanh dọc và vách lối đi là thanh ngang) có thể trưng bày được hết các sản phẩm thêu kỳ công với kích cỡ lớn. Người xem có thể nhìn được bao quát và cận cảnh nhất từng đường thêu mũi chỉ cùng với màu sắc chính xác nhất thông qua hệ thống chiếu sáng.

20. CÔNG CHÚA HOÀNG TỬ21. CÔNG CHÚA HOÀNG TỬ22. CÔNG CHÚA HOÀNG TỬHoàng Tử - Công chúa

Là khu vực đặt 2 chiếc võng của hoàng tử và công chúa. Võng được trưng bày vốn là phương tiện di chuyển nên cách thiết kế mở - không vách ngăn rất phù hợp với tính chất của cổ vật được trưng bày, chúng ta sẽ dễ dàng cảm nhận bối cảnh người xưa khi sử dụng chiếc võng này.

23. VŨ KHÍ24. VŨ KHÍ

Khu vực trưng bày 2 tượng đồng và tủ vũ khí khép lại khu vực Bảo tàng Nghệ thuật và Đời sống hoàng cung Triều Nguyễn.

25. LỐI RA26. LỐI RA

Bố trí ghế ngồi tại khu vực lối ra, du khách có thể nghỉ ngơi, chiêm nghiệm lại những gì vừa được tái hiện lại tại khu vực tầng 9, du khách tiếp tục tham quan Bảo tàng về tinh hoa của 13 vị vua cuối cùng Triều Nguyễn tại tầng 8.