Thiết kế nội thất cho phòng ăn phong cách Tân cổ điển
Sử dụng họa tiết đơn giản, nhẹ nhàng tạo không gian sang trọng.
Kiến trúc tân cổ điển có nguồn gốc từ kiến trúc cổ điển của La Mã, Hy Lạp, Phục Hưng, Baroque hay chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 18 đến thế kỷ 19. Có rất nhiều phong cách đến từ thế giới được áp dụng vào các công trình kiến trúc, nhà ở nổi bật. Tuy nhiên, khi nhắc đến sự sang trọng và hiện đại, gần như tân cổ điển luôn là giải pháp làm hài lòng mọi gia chủ.
Để hoàn thiện một căn nhà theo phong cách tân cổ điển đòi hỏi đội ngũ kiến trúc sư và thiết kế nội thất phải tính toán rất kỹ lưỡng, khoa học. Đặc biệt là phòng ăn, ông bà xưa có câu: “Căn bếp là nơi giữ lửa cho gia đình”, do đó, việc thiết kế nội thất cho phòng này vừa phải đáp ứng sự hài hòa cho tổng thể không gian ngôi nhà, vừa cân nhắc yếu tố phong thủy phù hợp với gia chủ.
Cùng CJK Concept tìm hiểu xem, giải pháp nội thất phòng bếp phong cách tân cổ điển nhà anh Thắng-Nhà Bè.
Mặt bằng
Ưu điểm của không gian phòng bếp nhà anh Thắng là không bị hạn chế về diện tích, bên cạnh là cửa phụ nên lấy ánh sáng tự nhiên tốt. Để tận dụng tốt nguồn ánh sáng tự nhiên, giải pháp tối ưu nhất chính là đặt bếp hình chữ L, bao quanh một phần không gian đa năng.
Không gian đa năng
Dù đi xa đến đâu, ăn nhiều sơn hào hải vị đến thế nào thì sự ấm áp của bữa cơm gia đình luôn là quan trọng nhất. Phòng bếp chính là nơi để mang lại những bữa ăn ngon, sự hài lòng và thoải mái cho cả gia đình. Để xúc cảm trọn vẹn hơn, toàn tâm tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc gia đình, không gian phòng bếp phải mang lại cho mọi người một cảm quan hoàn mỹ, chỉn chu nhất có thể.
Do đó, đồ nội thất sử dụng trong phòng bếp vừa phải mang tính thẩm mỹ phù hợp với phong cách tân cổ điển vừa tối giản các chi tiết phức tạp làm vướng víu trong quá trình nấu ăn mang lại sự thoải mái cho không gian.
Sắp xếp một chiếc bàn cao đặt song song bếp chính, tủ rượu đặt vuông góc với tủ lạnh, bàn ăn tròn được đặt ở trung tâm sẽ tối ưu được tiện ích và công năng cho không gian phòng bếp.
Chi tiết
Họa tiết
Tủ rượu được thiết kế nhiều ô vuông gần như tương đồng về diện tích và bố trí đèn led sang trọng làm điểm nhấn cho không gian. Bên trên bố trí một đèn chùm kiểu dáng hình tháp tròn đổ xuống giữa bàn ăn có tác dụng tô điểm, tăng nguồn ánh sáng và góp phần lộng lẫy hơn nhiều lần.
Màu sắc
Đối với phong cách tân cổ điển các nhà thiết kế đề cao các màu trung tính để tôn nét đẹp thanh lịch nhưng cũng rất đỗi phóng khoáng. Màu kem sứa của ghế ngồi hay màu màu xám của các tủ mang lại cảm giác lãng mạn, dễ chịu, không nặng nề như cổ điển và cũng không quá tươi sáng như hiện đại.
Màu kem sứa là gam màu phổ biến nhất trong thiết kế nội thất tân cổ điển. Bởi đây là gam màu không bao giờ lỗi thời đồng thời mang đến cho không gian một nét đẹp tinh tế dù đặc trong không gian công năng nào. Đặc biệt là gam màu kem sữa còn cho phép dễ dàng kết hợp với những gam màu khác để tạo nên một tổng thể hoàn hảo nhất.
Màu xám có vẻ như sẽ làm thiếu đi sự ấm áp cho căn nhà, cho nên đội ngũ thiết kế đã kết hợp cùng với tay nắm bằng vàng mang lại cảm giác sạch sẽ và thu hút về thị giác cho căn phòng.
Đội ngũ CJK đã từng thực hiện nhiều dự án Nhà phố, Biệt thự, căn hộ cao cấp… mỗi một dự án đều kể một câu chuyện khác nhau. Trong đó, phòng khách là phần khiến đội ngũ kiến trúc sư và thiết kế nội thất tốn nhiều công sức nhất vì chúng chính là “cuốn bìa” hay “lời mở đầu” tuyệt vời nhất, tạo ấn tượng cho đối phương khi muốn tìm hiểu sâu hơn về cuốn sách.